Lời nhắn nhủ dành cho giới trẻ Việt Nam trước khi tới ở cùng với các gia đình người Pháp.
Cách hành xử, thói quen và hành vi nên có của người khách..
Crédit photo en tête : Ambassade France Hanoi
Văn hóa Pháp và Việt Nam rõ ràng là khác nhau, việc phân cao thấp giữa hai nền văn hóa này là điều vô nghĩa. Tuy nhiên, khám phá sự khác biệt này trong sự tôn trọng dành cho nền văn hóa còn lại giúp chúng ta cùng vun đắp cho sự giàu đẹp của hai nền văn hóa.
Trước hết, các quy tắc lịch sự cơ bản được áp dụng: xin chào, cảm ơn, làm ơn, không có gì, v.v. Đây là điều cơ bản.
Khaí quát Người Pháp rất hay phàn nàn ca cẩm và thường không hài lòng…Tuy nhiên nước Pháp mang lại cho họ rất nhiều thứ : sau Đan mạch, đây là đất nước thuế đánh từ người giàu được chia sẻ nhiều nhất cho người nghèo |
![]() |
|
![]() |
|
Người Pháp theo chủ nghĩa Sô vanh: nhiều người nghĩ rằng họ là người giỏi nhất. Ngược lại một số lại hay chỉ trich đất nước khi mọi việc không suôn sẻ |
Khi bạn biết rõ họ hơn, bạn sẽ thấy họ thích liên hoan hội họp, thích nói bông đùa, chơi chữ. Bạn cũng có thể kết bạn với họ. NHững gia điình đón tiếp bạn có thể sẽ vẫn thể hiện tình cảm vói bạn và hy vọng vẫn nhận được tin tức từ bạn sau khi bạn đã rời đi . |
![]() |
Khi một người Pháp mời bạn đến nhà:
![]() |
|
● Quá trình chuẩn bị |
● Khi ở nhà | ||
Hành vi Sự tùy tiện - Sẽ là thô lỗ khi hỏi những câu hỏi riêng tư, lục soát, mở ngăn kéo hay tủ mà không được phép Khiêm nhường, giản dị - Thanh niên Việt Nam sang Pháp học tập hoặc ở lại thường là những sinh viên xuất sắc và/hoặc xuất thân từ những gia đình giàu có. Những người Pháp chào đón họ có thể có sự nghiệp học hành kém xuất sắc hơn hoặc kém khá giả hơn. Hãy thoải mái như ở nhà...nhưng đừng quá Người Việt hay mặc đồ ngủ ở nhà (kể cả khi ra đường), nhưng người Pháp luôn ăn mặc chỉnh tề ở nhà và trong bữa ăn. Nhìn chung họ khá trang trọng về điểm này (đôi khi họ ăn sáng trong bộ đồ ngủ). |
|
“tự nhiên như ở nhà”, điều này chỉ có nghĩa là: hãy thư giãn, đừng quá trang trọng, nhưng nên hỏi ý kiến trước khi sử dụng một cái gì đó. Phụ giúp, tham gia - Ở Pháp, nhân lực rất đắt đỏ: mức lương tối thiểu dành cho người lao động được đảm bảo (SMIG), cho 35 giờ mỗi tuần, là 1.398,69 € 1 tháng (03/2024) (tức là tổng cộng hơn 2.500 €/tháng cho người sử dụng lao động với các khoản đóng góp về sức khỏe, hưu trí, thất nghiệp, v.v.), có nghĩa là rất ít người Pháp có người giúp việc gia đình, có thể họ có người dọn dẹp vài giờ mỗi tuần. Ví dụ khác: bạn sẽ thấy rất nhiều cửa hàng bán đồ gia dụng: người Pháp tự làm rất nhiều công việc, như một sở thích nhưng trên hết là để giảm chi phí. - Vì vậy, bạn phải đề nghị giúp đỡ việc nhà: và chủ nhà sẽ nói những gì có thể làm được. |
![]() |
|
Se déchausser ou pas ? Les français ne se déchaussent pas systématiquement en entrant dans une maison. |
Môi trường - Người Pháp tôn trọng môi trường. Họ tiết kiệm điện, năng lượng, nước, thức ăn... không lãng phí - không chỉ vì tôn trọng môi trường mà còn để tiết kiệm. |
|
Rác được phân loại, và đây là một nghĩa vụ đối với tất cả các thành phố và tất cả người Pháp, đã được áp dụng rộng rãi từ đầu năm 2024: một thùng rác cho các bao bì, một thùng cho rác thải hữu cơ (có thể sử dụng thành phần hữu cơ để cải thiện sản xuất nông nghiệp), và một thùng rác cho rác thải có thể đốt. Các chai thủy tinh được gom lại và cho vào một thùng chuyên dụng. |
Nói chuyện, chào hỏi - “Tu / vous”. Người lớn, đặc biệt là người già rất dễ làm quen với giới trẻ. Mặt khác, người trẻ chào người lớn là “vous-vous” (trẻ em gọi “tu-toi” với cha mẹ, nhưng ở một số gia đình chúng gọi là “vous-vous”). Trẻ có thể nói chuyện “tu-toi” với người lớn nếu được cho phép nhưng phải luôn tôn trọng. Nhưng về nguyên tắc, giới trẻ Việt Nam đã quen với việc tôn trọng người lớn tuổi. - |
|
Chào nhau: người lớn tuổi nhất chủ động chào/tạm biệt đơn giản bằng cách nói xin chào/tạm biệt hoặc đưa tay ra bắt tay, đôi khi là “hôn má” (má kề má 1, 2 hoặc 3 lần). Người Pháp nổi tiếng là dễ “hôn má”; điều này ít phổ biến hơn kể từ COVID. |
Trên bàn ăn |
|
- Tại bàn, người trẻ không độc thoại mà trả lời các câu hỏi. Sẽ lịch sự hơn nếu bạn ngậm miệng khi ăn (và tránh ợ hơi). Sẽ không thanh lịch nhưng việc xì mũi ở nơi công cộng là không bị cấm trong bữa ăn. Chúng ta không ăn dùng tay để lấy đồ ăn ngoại trừ một số loại bánh ngọt, trái cây... Đôi khi ở những nhà hàng nhỏ, đơn giản; chúng ta có thể ăn khoai tây chiên bằng tay. |
Tổ chức và kế hoạch
Người Pháp thích tổ chức trước, lên kế hoạch trước và không thích phải làm mọi việc vào phút cuối. Vì vậy, bạn nên nói về kế hoạch của mình ngay cả khi chưa thực sự chắc chắn, đó là điều lịch sự, chẳng hạn như một kỳ nghỉ, một thực tập, một chuyến đi... Các bạn trẻ Việt Nam nên nói với chủ nhà càng sớm càng tốt, có thể nói rõ rằng việc này vẫn chưa được quyết định.
Nếu một người Pháp giúp bạn các thủ tục, đăng ký, v.v. hãy thể hiện cho người đó thấy lợi ích của việc được giúp đỡ và nói cảm ơn. Ví dụ, nếu người đó tìm được chỗ ở cho bạn, ít nhất hãy đến xem qua nơi đó, ngay cả khi bạn cho rằng mình sẽ không quyết định chỗ đó.
Đừng ngần ngại đặt câu hỏi cho AFVP bằng cách sử dụng biểu mẫu liên hệ trên trang chủ của trang web của chúng tôi
2025 Mar 26
2025 Jan 21
2025 Jan 05
2025 Jan 01
2024 Dec 23