vi - Các hoạt động hàng đầu của hội Phổi Pháp-Việt

vi - Các hoạt động hàng đầu của hội Phổi Pháp-Việt

Các hoạt động hàng đầu của hội Phổi Pháp-Việt

in Info Respiration©, organe d'information de la Société de Pneumologie de Langue Française. Juin 2021 www.splf.fr

Hội Phổi Pháp - Việt ra đời dưới sự lãnh đạo đặc biệt của Jean-Paul Homasson vào năm 1992. Từ đó đến nay, hiệp hội này đã phát triển hoạt động và đóng góp một nền tảng đáng kể vào cơ cấu quản lý các bệnh lý phổi ở Việt Nam.
Trình bày những thành tựu chính của Hội >>

Trong một chuyến đi đến Việt Nam vào đầu những năm 1990, Jean-Paul Homasson, khi đó là bác sĩ trưởng của Trung tâm chuyên về phổi ở Chevilly-Larue (Val-de-Marne), đã phát hiện ra tình trạng yếu kém của hệ thống y tế Việt Nam. Lòng nhân đạo của ông đã khiến ông quan tâm đến hoạt động của bệnh viện phổi và lao Phạm Ngọc Thạch ở Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn), nơi ông đã tạo mối liên kết với các bác sĩ tại chổ.

Vào thời điểm đó, đất nước mới bắt đầu mở cửa sau một thời gian dài chiến tranh và đóng cửa , còn thiếu thốn đủ thứ. Tập hợp các bác sĩ chuyên khoa phổi, bác sĩ phẫu thuật lồng ngực và các chuyên khoa hợp tác với ngoại lồng ngực, và nhanh chóng sau đó là bác sĩ dị ứng miễn dịch, Jean-Paul Homasson đã thành lập Hội phổi Pháp-Việt (AFVP) vào năm 1992. Chuyên gia y tế, vật lý trị liệu nói riêng và nhân viên hành chính bệnh viện cũng sẽ là một phần của cuộc phiêu lưu

ƯU TIÊN ĐÀO TẠO CÁC BÁC SĨ VIỆT NĂM NGAY TỪ LÚC THÀNH LẬP HỘI PHỔI

Vào thời điểm đó, chuyên khoa phổi ở Việt Nam hầu như chỉ dành cho việc chăm sóc bệnh nhân lao. Do đó, AFVP đã tiến hành đào tạo các bác sĩ tại chỗ về các bệnh lý phổi khác ngoài bệnh lao và về các kỹ thuật thăm dò hiện đại (nội soi, chẩn đoán hình ảnh, v.v.). Hội cũng tài trợ cho các chuyến tập huấn tại Pháp của hai đến bốn bác sĩ trẻ Việt Nam mỗi năm, để họ có thể được đào tạo tại Pháp.
Bác sĩ Francis Martin, Chủ tịch hiệp hội giải thích: “ Điều này được thế hiện quá cơn số khoảng 60 bác sĩ chuyên khoa phổi và bác sĩ phẫu thuật lồng ngực được đào tạo trong 20 năm. Sau khi được đào tạo, các bác sĩ này đến phiên họ trở thành những chuyên gia đào tạo sau khi trở về nước ». Các hoạt động đào tạo dầu tiên được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, rồi sau đó nhanh chóng lan rộng ra các thành phố khác của Việt Nam như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, Huế ....


THÀNH LẬP CHỨNG CHỈ LIÊN ĐAỊ HỌC VÀ ĐĂNG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Từ 5 hoặc 6 năm, hiệp hội đã thiết lập ra một văn bằng liên đại học (DIU) về hô hấp và một văn bằng khác về miễn dịch-dị ứng, do Giáo sư Bác sĩ Anh Tuấn Đình Xuân (bệnh viện Cochin, Paris) chịu trách nhiệm. Các khóa đào tạo này dành cho các bác sĩ trẻ Việt Nam nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt về cơ cấu giáo dục chuyên khoa ở Việt Nam. Đại sứ quán Pháp đóng góp vào việc này bằng cách tài trợ cho các chuyến công tác của các giảng viên. Nhiều công trình nghiên cứu khác nhau cũng đã được đăng tải nhờ AFVP.
Nhiều sách song ngữ hoặc tiếng Việt đã được xuất bản. Các sách này dành riêng cho các bác sĩ của đất nước, họ cũng là một phần trong mục tiêu đào tạo về các bệnh lý giấc ngủ, hen suyễn và các bệnh dị ứng, hoặc thậm chí cả COPD. Cũng xin lưu ý rằng hội Phổi cũng có phát hành tạp chí nội bộ Phế Năng và một tạp chí điện tử Pháp-Việt về Phổi sẽ sớm được đăng trên trang web mới của hiệp hội đang được xây dựng. Một blog đã có sẵn tại địa chỉ: http://www.blog.afvp.net/ 

CUNG CẤP TRANG THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Cùng với các hoạt động đào tạo, hỗ trợ vật chất cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân mắc bệnh hô hấp là một đóng góp quan trọng khác của hiệp hội. Về vấn đề này, chúng ta phải nhấn mạnh vài trò của Adep-aid, trước đây là một hiệp hội và ngày nầy là một công ty cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà , đã hỗ trợ mạnh mẽ hoạt động của hiệp hội thông qua việc tài trợ thiết bị, đặc biệt là máy tạo oxy, máy thở, v.v. Công ty này cũng thành lập một xưởng bảo trì và đào tạo kỹ thuật viên để bảo trì các trang thiết bị này tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

NGHIÊN CỨU TRONG BỆNH HỌC VỀ GIẤC NGỦ 

AFVP cũng đóng góp vào nghiên cứu trong các lĩnh vực lâm sàng, cơ bản và điều trị liên quan đến các bệnh lý về phổi và phẫu thuật lồng ngực. Một số nghiên cứu lâm sàng đã được thực hiện dưới sự lãnh đạo của ông, bao gồm cả những nghiên cứu của Chủ tịch hội hiện tại là Francis Martin và các đồng nghiệp của ông trong nhóm chuyên về bệnh lý về giấc ngủ của hiệp hội.
Thí dụ về nghiên cứu EPSASIE, đây là nghiên cứu đầu tiên về rối loạn hô hấp khi ngủ ở Việt Nam và kết quả được công bố trên Tổng quan về các bệnh lý về hô hấp 1(Revue des Maladies Respiratoires1), đây là nghiên cứu quan sát SOMNEF được thực hiện trên dân số trưởng thành ở Việt Nam, nghiên cứu đánh giá các thói quên khi ngủ và mức độ phổ biến của các than phiền liên quan đến giấc ngủ, hoặc một nghiên cứu dịch tễ học về thói quen ngủ của học sinh ở Huế, kết quả hiện đang được đệ trình để công bố. 

Ces travaux représentent une avancée importante, car les troubles respiratoires du sommeil n’étaient pas du tout explorés au Vietnam il y a 15 ans.

HÔM NAY CÁC TRAO ĐỔI TIẾP TỤC THỰC HIỆN

 

Kể từ khi thành lập hiệp hội, Việt Nam đã phát triển vượt bậc về kinh tế và cơ cấu hệ thống y tế. Nhiều bệnh viện đã được xây dựng lại và bây giờ đã chăm sóc tất cả các loại bệnh lý lồng ngực (phẫu thuật, ung thư, hồi sức, vv). Và trình độ của bác sĩ đã được cải thiện đáng kể.
Các hoạt động của hiệp hội do đó đã phát triển và tiếp tục thúc đẩy hợp tác Pháp-Việt: “Chúng tôi tổ chức các hội nghị, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và chúng tôi đang tiếp tục các hoạt động đào tạo ở những lĩnh vực còn kém phát triển tại chỗ như chứng ngưng thở khi ngủ chẳng hạn, ”, Chủ tịch hiệp hội tiếp tục. 

Một đại hội Pháp-Việt về các bệnh lý lồng ngực được tổ chức hai năm một lần tại Việt Nam, trong đó Chủ tịch đương nhiệm của SPLF và thư ký SPLF phụ trách quan hệ quốc tế đã tham gia trong mười năm qua. 

Kể từ mùa xuân năm 2020 và từ lúc có dịch bệnh COVID-19, các chuyến đi và các đợt công tác đến Việt Nam đã phải bị gián đoạn, nhưng các liên kết vẫn được giữ nguyên, đào tạo từ xa bằng hội nghị truyền hình đang được thực hiện và truyền thông tin học đang phát triển. Đau khổ thay, Jean-Paul Homasson gần đây đã nhường chỗ lại cho Francis Martin và một văn phòng mới được thành lập vào tháng 12 năm 2020, nơi bầu ông là chủ tịch danh dự sáng lập hội.

CÁC CHÌA KHÓA GIẢI THÍCH SỰ TỒN TẠI DÀI HẠN

"Chúng tôi tự hào đã tạo dựng được mối liên kết chặt chẽ với các thực tập sinh sang đào tạo tại Pháp và hiện đang đảm nhận vị trí trách nhiệm tại Việt Nam, liên kết chuyên môn, nhưng cũng là tình bạn với các đồng nghiệp và gia đình của họ".

Hiệp hội đã phát triển và ổn định theo thời gian, điều này không thể hiện rõ bằng sự phát triển ngoạn mục mà đất nước đã trải quả trong hơn 30 năm qua. Hiệp hội có được sự thành công và trường tồn theo các mục tiêu ban đầu, đó là tập trung vào đào tạo chuyên sâu hơn là đóng góp vào sự chăm sóc sức khỏe.

Chúng ta cũng đừng quên nhắc lại rằng phần lớn nguồn lực của AFVP đến từ phí hội viên và các khoản đóng góp *, đặc biệt là từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà, và lợi nhuận từ các hội nghị khoa học được tổ chức tại Việt Nam 2 năm một lần.

Tất cả các thành viên đều là tình nguyện viên và tự tài trợ cho các chuyến đi của họ.

* AFVP là một tổ chức được tuyên bố vì lợi ích chung và các khoản đóng góp như vậy đủ điều kiện để được giảm thuế thu nhập (ở Pháp) bằng 66% số tiền đã được đóng góp trong giới hạn 20% thu nhập phải chịu thuế.
 
 

in Info Respiration©, organe d'information de la Société de Pneumologie de Langue Française.
Info Respiration _ #163 _ Juin 2021 www.splf.fr